L/C là gì? Bật mí các lợi ích L/C mang lại cho các bên

L/C là một công cụ phổ biến và quang trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Công cụ này giúp đảm bảo an toàn trong quá trình giao dịch hàng hóa cũng như dịch vụ giữa những bên tham gia. Vậy L/C là gì? Mời bạn cũng SeABank tìm hiểu trong bài viết dưới đây! 

L/C là gì?

Khái niệm L/C là gì?

L/C là tài liệu pháp lý được ngân hàng phát hành, theo đề nghị của người nhập khẩu, cam kết sẽ thanh toán số tiền đã thỏa thuận cho người xuất khẩu (người bán) trong khoảng thời gian cố định, trong trường hợp người bán xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện hợp lệ được quy định trong hồ sơ. 

L/C hay còn được gọi là thư tín dụng, thể hiện cam kết của ngân hàng liên quan đến việc người nhập khẩu phải trả tiền hòa hóa cho người xuất khẩu. Khi ký cam kết, giữa các bên vẫn có thể phát sinh sự thiếu tin tưởng lẫn nhau do đó các thanh toán này sẽ giúp đối tác yên tâm về các quyền lợi của bản thân.  

L/C là cách thanh toán giúp đảm bảo quyền lợi của cả bên mua và bán 

Ngoài khái niệm trên nhiều khách hàng còn thắc mắc L/C nội địa là gì và L/C nhập khẩu là gì. L/C nội địa là thư tín dụng nội địa trả chậm, có thể thực hiện thanh toán trước thời hạn nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh của khách hàng. L/C nhập khẩu là một bức thư được ngân hàng lập, bên nhập khẩu cam kết thanh toán cho bên xuất khẩu một số tiền nhất định trong một thời gian cụ thể. 

Bản chất của L/C

L/C - Tín dụng chứng từ là hình thức thanh toán có liên quan đến vấn đề xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người xuất khẩu được đảm bảo thanh toán đầy đủ nếu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp tại ngân hàng. Cách thanh toán bằng tín dụng chứng từ còn được hiểu là số tiền tạm ứng mà các ngân hàng dành cho người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu. 

Có hai vấn đề quan trong về L/C mà bạn cần hiểu rõ đó là:

  • Chỉ có ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác mới được phép thực hiện loại giao dịch này.
  • Vì tính độc quyền của ngân hàng, giao dịch này chỉ diễn ra thường xuyên bằng những tổ chức tín dụng. 

Phương thức thanh toán L/C có ý nghĩa gì?

  • Là một cam kết chấp nhận thanh toán tiền hoặc thanh toán tiền.
  • Do một bên phát hành nhưng có thể có nhiều người hưởng lợi. Đặc biệt, người phát hành chứng từ phải là tổ chức ngân hàng. 
  • Căn cứ trả tiền của tín dụng chứng từ là các chứng từ đã ghi trong L/C.
  • Là cam kết trả tiền có thời hạn và điều kiện.
  • Được nhiều ngân hàng và công ty lựa chọn vì L/C đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thiết yếu trong thương mại quốc tế.
  • Vì nhiều đối tác ký hợp đồng với các trụ sở ở nhiều quốc gia khác nhau gây nên sự thiếu tin tưởng giữa các bên và thanh toán bằng tín dụng chứng từ giúp loại bỏ những rào cản đó. 
  • Trong quá trình giao dịch L/C diễn ra, luôn có sự xuất hiện của tổ chức ngân hàng của đôi bên kết hợp với nhiều yêu cầu khắt khe của bộ chứng từ. Những yếu tố này giúp dung hòa lợi ích giữa các bên. 
Thanh toán bằng L/C giúp cả bên mua và bán nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau 

Phân loại thư tín dụng L/C

Có nhiều cách để phân loại thư tín dụng, phụ thuộc vào mối quan hệ, độ tin tưởng và tín nhiệm giữa hai bên. Sau đây là các tiêu chí phân loại và một số loại L/C được sử dụng rộng rãi hiện nay:

Tiêu chí phân loại L/C 

Các loại L/C phổ biến 

Hiệu lực cam kết của ngân hàng 

1. L/C không thể hủy ngang: Sau khi được ngân hàng phát hành, không có các nhân nào có quyền sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời gian còn hiệu lực khi chưa có sự đồng ý của các bên liên quan. 

2. Thư tín dụng hủy ngang: Là loại thư tín dụng mà bên nhập khẩu có thể tiến hành sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ sau khi mở mà không phải báo trước cho bên hưởng lợi. Tuy nhiên, loại thư này ít được dùng đến vì tín dụng chứng từ có thể hủy bỏ là lời hứa không có tính cam kết và không đảm bảo được tính chắc chắn. 

Thời gian thực hiện 

1. L/C thanh toán ngay: Đây là loại L/C đơn giản nhất. Quá trình thanh toán được ngân hàng thực hiện nhanh chóng dựa trên cơ sở chứng từ đã được xuất trình và kiểm tra. 

2. L/C có thời hạn: Là một loại thư tín dụng thanh toán cho người hưởng thụ khi kết thúc một thời gian cố định (thường sau ngày vận chuyển). 

Sau đây là những loại thư tín dụng thường được các bên sử dụng:

  • L/C có thể hủy bỏ.
  • L/C không thể hủy ngang.
  • L/C có xác nhận.
  • L/C chuyển nhượng.
  • L/C giáp lưng.
  • L/C tuần hoàn.
  • L/C dự phòng.
  • L/C đối ứng.
  • L/C có điều khoản đỏ. 

Những nội dung chính của L/C

Hợp đồng L/C sẽ bao gồm những nội dung chính sau: 

  • Số hiệu, địa điểm (nơi tổ chức phát hành L/C cam kết trả tiền cho người bán), ngày mở L/C (ngày L/C bắt đầu có hiệu lực).
  • Loại L/C.
  • Tên và địa chỉ của các bên liên quan: Bên xuất khẩu, bên nhập khẩu, ngân hàng phát hành L/C.
  • Số tiền và loại tiền.
  • Thời gian hiệu lực, thời gian trả tiền, thời gian giao hàng. 
  • Quy định về những điều khoản giao hàng: nơi giao hàng và điều kiện giao hàng,...
  • Các hồ sơ người xuất khẩu cần xuất trình.
  • Cam kết của tổ chức phát hàng L/C.
  • Và các nội dung khác,...
Những nội dung chính của L/C khách hàng cần biết

Điều kiện mở L/C

Để đăng ký mở L/C thành công, doanh nghiệp cần nộp cho ngân hàng những giấy tờ sau đây:

  • Giấy phép kinh doanh. 
  • Tài khoản ngân hàng ngoại tệ.
  • Quyết định thành lập công.
  • Quyết định bổ nhiệm hai vị trí là Giám đốc & Kế toán trưởng. 

Hồ sơ mở L/C

Hồ sơ đề nghị mở L/C gồm:

  • Đơn xin mở L/C.
  • Đối với doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch cần chuẩn bị giấy quyết định thành lập công ty, giấy đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký mã số xuất - nhập khẩu (nếu có).
  • Hợp đồng ngoại thương (bản gốc).
  • Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu có).
  • Giấy nhập khẩu do Bộ Thương Mại cấp (nếu có)
  • Cam kết thanh toán và hợp đồng vay vốn cũng như công văn phê duyệt cho phép mở L/C trả chậm của NHCTVN.
  • Hợp đồng mua và bán ngoại tệ (nếu có).
  • Bản giải trình mở L/C do phòng tín dụng chi nhánh soạn thảo được Giám đốc của chi nhánh hoặc cá nhân được Giám đốc ủy quyền xét duyệt. 

Lợi ích của L/C đối với các bên 

Lợi ích đối với bên xuất khẩu:

  • Ngân hàng sẽ đảm bảo nhiệm vụ thanh toán theo quy định cho dù bên nhập khẩu có muốn trả tiền hay không.
  • Hạn chế sự chậm trễ trong quá trình chuyển chứng từ.
  • Quá trình thanh toán diễn ra ngay khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành hoặc L/C trả chậm được trả vào một thời điểm xác định.
  • Để có chi phí sử dụng cho việc thực hiện hợp đồng, bên xuất khẩu có thể yêu cầu chiết khấu L/C.
L/C giúp bên xuất khẩu vẫn nhận được tiền cho dù bên nhập khẩu có thanh toán hay không 

Lợi ích đối với bên nhập khẩu:

  • Bên nhập khẩu chỉ thanh toán khi nhận được hàng hóa.
  • Nhằm đảm bảo việc bên xuất khẩu được thanh toán tiền, bên nhập khẩu phải tuân theo quy định được đề cập trong L/C. 

Hạn chế và các lưu ý khi dùng L/C 

  • Kiểm tra xem chứng từ có khớp với L/C không.
  • Ngân hàng chỉ có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ và không có nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa nên vẫn có trường hợp hàng hóa kém chất lượng diễn ra. 
  • Bên nhập khẩu phải ký quỹ một khoản tiền (có thể lên đến 100% giá trị của hợp đồng).

Thư tín dụng L/C giữ vai trò then chốt trong việc tạo dựng niềm tin và bảo đảm quyền lợi của các bên trong hoạt động giao dịch quốc tế. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm L/C là gì và những lợi ích mà L/C mang lại. Theo dõi SeABank ngay để cập nhập thêm nhiều kiến thức tài chính hữu ích nhé!